LỢI ÍCH CỦA COACHING MÀ DOANH NGHIỆP KHÔNG THỂ BỎ QUA
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Chief Learning Officer Magazine, coaching (huấn luyện) là kỹ năng hàng đầu cần có đối với các nhà lãnh đạo cấp cao. Tuy không bắt buộc, đây là công cụ hiệu quả mà các nhà lãnh đạo vĩ đại nên áp dụng. Những lợi ích của coaching mang lại là vô cùng to lớn, sẽ giúp bạn khai thác tối đa tiềm năng của nhân viên cũng như mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Lợi ích của Coaching
Xuất phát điểm của coaching là niềm tin chắc chắn rằng mỗi người đều có những năng khiếu riêng biệt và tiềm năng phát triển vô hạn. Một huấn luyện viên (coach) chân chính biết đánh giá cao những điểm đặc biệt ở người khác và tin rằng mỗi người sinh ra đều có thể trở nên vĩ đại theo cách riêng của họ.
Nếu được thực hiện đúng cách, coaching là nền tảng hình thành động lực thử nghiệm và khám phá những điều mới. Một nghiên cứu được thực hiện bởi McKinsey & Company cho thấy khi nhân viên được truyền động lực, họ có thể làm việc với năng suất cao hơn 32% và cảm thấy hài lòng hơn 46% với công việc của mình.
Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều doanh nghiệp ý thức được lợi ích của coaching. Kết quả nghiên cứu và thực hành cho thấy đào tạo có thể cải thiện hiệu suất trung bình thêm 22%, trong khi đào tạo kết hợp với coaching giúp tăng đến 88% hiệu suất. Điều này đồng nghĩa với việc coaching giúp tăng cường hiệu quả làm việc lên đến 400% so với chỉ đào tạo đơn thuần.
Làm thế nào để phát triển kỹ năng coaching
Những lợi ích của coaching mang lại cho doanh nghiệp cũng như cá nhân người lãnh đạo là không thể kể xiết. Tuy nhiên, coaching không phải là một kỹ năng dễ dàng có được.
Dưới đây là 3 cách để bạn có thể trở thành một người coach giỏi hơn:
1. Học cách lắng nghe
Lắng nghe là kỹ năng quan trọng mà các cấp quản lý thường thiếu. Khi nhân viên cảm thấy tiếng nói của mình được lắng nghe, họ sẽ có động lực để làm việc hiệu quả hơn gấp 4,6 lần. Mặt khác, việc lắng nghe các quan điểm khác nhau cũng giúp định hình quan điểm của bạn, từ đó tác động đến hoạt động kinh doanh của toàn công ty.
2. Từ chối mọi giới hạn
Có rất nhiều điều trong cuộc sống tưởng chừng như không thể: lái xe hơi, kết hôn, buộc dây giày… Một người coach hiệu quả hiểu rằng tất cả chúng ta đều có những định kiến nhất định. Khi những định kiến đó được nhìn nhận khách quan, một điểm mới sẽ xuất hiện – và một hướng đi mới cho – toàn doanh nghiệp cũng từ đó ra đời.
3. Thiết lập cảm giác an toàn
Một người coach chân chính hiểu rằng không có cái gọi là phê bình mang tính xây dựng (constructive criticism) – những lời chỉ trích luôn dẫn đến thái độ phòng thủ nơi người nghe. Vì lý do này, họ hướng tới việc tạo ra một môi trường an toàn, trong đó mọi ý tưởng đều được hoan nghênh. Tất cả nhân viên có thể chia sẻ hiểu biết của họ mà không sợ bị sửa chữa hoặc bị trả thù. Đây chính là nền tảng cho sự đổi mới và tự chủ nơi đội ngũ nhân viên.
Nguồn: Internet