fbpx

TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH, NẮM BẮT CƠ HỘI

Nắm bắt và phát huy lợi thế cạnh tranh (competitive advance) là điều cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách sử dụng lợi thế cạnh tranh, xây dựng và phát triển chiến lược cạnh tranh một cách hiệu quả, phù hợp với ngành nghề, sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) của họ.

1. Đánh giá (lại) tình hình kinh doanh của công ty

Công ty của bạn là một công ty đã lâu đời, có danh tiếng với một thương hiệu phát triển tốt hay một công ty mới thành lập? Sứ mệnh kinh doanh của bạn là gì? Doanh nghiệp bạn có cần phát triển quy mô hoặc tối đa hóa lợi nhuận không?

Phân tích, đánh giá SWOT có thể là một cách hiệu quả và nhanh chóng cho mọi doanh nghiệ Điều duy nhất bạn không thể làm là bỏ qua thực tế kinh doanh của bạn.

2. Nghiên cứu thị trường, insight khách hàng và môi trường cạnh tranh

Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, khách hàng có lẽ là bước quan trọng nhất để đạt được lợi thế cạnh tranh về mặt dài hạn. Các dữ liệu, thông tin sẽ cung cấp cho ban lãnh đạo, nhà quản lý cơ hội để hiểu về nội bộ công ty, thị trường và khách hàng, những đánh giá so sánh với các đối thủ cạnh tranh như thế nào theo những cách có ý nghĩa đối với khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

3. Xác định các lợi thế cạnh tranh hiện tại và tiềm năng (các yếu tố khác biệt)

Sau khi đã có những thông tin, phân tích từ bên trong và ngoài doanh nghiệp, những cơ hội, thách thức,…đã đến lúc doanh nghiệp lựa chọn chiến lược cạnh tranh phù hợp với doanh nghiệp/sản phẩm của bạn. Khi đó, bạn sẽ biết được lợi thế của bạn có đủ để đem lại doanh thu hoặc có nên thêm/điều chỉnh lại không.

4. Quyết định chiến lược cạnh tranh

Do chiến lược cạnh tranh sẽ quyết định thành công của doanh nghiệp về mặt dài hạn, nên trước khi quyết định lựa chọn chiến lược, hướng đi nào ban lãnh đạo, nhà quản lý cần xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng nhằm loại trừ mọi rủi ro, thất bại.

Các chiến lược nên được rút ra sau khi đã nghiên cứu, thử nghiệm từ thị trường. Nếu không, khoản đầu tư cho doanh nghiệp sẽ thật lãng phí và đáng tiếc khi chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn.

5. Lên kế hoạch triển khai

Một số lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp đã thực hiện hoặc có sẵn như lợi thế về địa điểm, chi phí sản xuất thấp, nhân viên tư vấn nhiệt tình…. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào việc duy trì và truyền thông đến khách hàng. Hay nói cách khác, đây là chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu. Kế hoạch marketing giờ đây nên tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu, thông điệp truyền thông chính, chiến dịch triển khai, phân bổ thời gian và ngân sách.

6. Theo dõi và đánh giá, điều chỉnh

Rõ ràng rằng, bất cứ một kế hoạch nào cũng cần được theo dõi, đánh giá và điều chỉnh trong quá trình thực tế triển khai đang diễn ra.

Nhà quản lý sẽ phải biết cần theo dõi và đo lường điều gì? Các hoạt động, kết quả thực tế có như dự kiến trong kế hoạch trước đó không? Nếu thực tế triển khai không theo như kế hoạch thì nguyên nhân do đâu? Điều chỉnh lại kế hoạch ra sao? Các phương án dự phòng cho trường hợp rủi ro ra sao?

Nguồn Internet

Bài viết liên quan

CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI ACTIONCOACH

/-strong/-heart:>:o:-((:-h16:55