5 YẾU TỐ COACHING THÀNH CÔNG
Coaching có nghĩa là “khai vấn”. Đây là mối quan hệ hợp tác, khơi gợi suy nghĩ giữa coach (nhà khai vấn) và khách hàng, nhằm truyền cho khách hàng cảm hứng để tự họ khai phá tiềm năng tối đa trong cuộc sống và công việc.
Coaching còn khá mới mẻ, huấn luyện viên coaching cũng là một nghề đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng, đang hiếm thấy ở Việt Nam.
Bạn đã từng coach hay được coach chưa? Hãy xem xét 5 yếu tố thành công dưới đây để đánh giá một buổi coach thành công hay không nhé!
GIẢI PHÁP ĐẾN TỪ NGƯỜI ĐƯỢC COACH
Trong Coaching, người nói nhiều hơn là khách hàng, huấn luyện viên có vai trò lắng nghe để thấu hiểu. Nghe là công cụ đắc lực nhất của Coaching giúp huấn luyện viên đặt được những câu hỏi đắt giá cho khách hàng.
Quá trình coaching sẽ không đưa ra bất kỳ lời khuyên nào, chỉ đặt câu hỏi và dẫn dắt để thôi thúc khách hàng tự tìm ra câu trả lời nằm sâu thẳm bên trong họ.Thậm chí, khách hàng có thể nảy sinh ra những tự vấn bản thân để tìm hướng giải quyết vấn đề.
Môi trường Coaching là môi trường an toàn, tĩnh lặng, giúp khách hàng yên tâm, thoải mái. Huấn luyện viên chắn chắn phải tạo được thiện cảm và lấy được lòng tin của người kia.
Bởi nếu một khách hàng đang trong tâm trạng lo âu hoặc ý muốn thách thức xem Coaching có thực sự hiệu quả với mình, thì quá trình Coach sẽ vô hiệu. Tiềm thức không hoạt động khi ta chống lại nó.
QUAN HỆ BÌNH ĐẲNG
Bạn tìm đến bác sĩ tâm lý như một “người trên” để xin liều thuốc tâm lý, xin lời khuyên chữa lành vết thương lòng. Nhưng với Coaching, huấn luyện viên là “người bạn đồng hành” khơi mở tâm trí cho bạn. Huấn luyện viên không phải là một bác sỹ tâm lí trị liệu.
Trong Coaching, hai bên sẽ có mối quan hệ bình đẳng ngang hàng. Không có sự tồn tại của ra người hơn kẻ kém, quyền lực, ép buộc hay phán xét ở đây.
Đặc tính này cũng khiến cho Coaching dễ dàng mở lòng khách hàng, giúp họ nói ra mọi suy nghĩ thầm kín nhất mình chưa từng thổ lộ với ai.
KHÔNG CÓ ĐÚNG – SAI
Quá trình coaching dựa trên mối quan hệ bình đẳng. Sự thấu hiểu giữa hai bên được đặt lên hàng đầu. Vì vậy không có sự phán xét tốt xấu và không quan trọng ý kiến nào sai hay đúng.
Kết quả tốt nhất nằm ở cuối cùng của quá trình Coaching. Đó là giúp người được Coach tìm thấy được giải pháp và thấu hiểu vấn đề, từ đó giúp họ khai phá, phát triển tiềm năng.
Coaching khác với Consulting (tư vấn), Mentoring (cố vấn), Therapist (tham vấn) ở chỗ: Người Coach không biết về chuyên môn của người được Coach, cũng không can thiệp kinh nghiệm, góc nhìn chủ quan của mình vào vấn đề của đối phương. Đồng thời không phán xét, dạy bảo đúng sai cho người kia.
GIÁC QUAN THỨ 6
Coaching rất cần khả năng trực quan của bạn, cái mà chúng ta hay nói là cảm tính hoặc giác quan thứ 6. Nó cho phép bạn tò mò để tìm hiểu đến tận nơi tận chốn vấn đề của khách hàng. Tò mò là một đặc tính của coaching.
Từ đây, mọi góc cạnh của vấn đề sẽ được làm sáng tỏ. Dẫn đến quá trình Coach sau khi kết thúc thì khách hàng sẽ giải tỏa 100% vấn đề và trở thành con người tích cực mới mẻ.
Vì giác quan thứ 6 dựa trên cảm tính, nên quá trình Coach sẽ có xu hướng kéo dài. Nhanh chậm tùy theo mức độ hợp tác của đôi bên.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH TRONG COACHING
Coaching dành cho tất cả mọi người, bất kể giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, gặp phải vấn đề lớn nhỏ gì,… Nhưng sẽ không hiệu quả với đối tượng có tư duy sau:
- Bạn đang có một căn bệnh về tâm lý hay thần kinh nghiêm trọng cần đến thuốc hay trị liệu. Người bạn cần là một bác sĩ tâm lý, không phải là khai vấn.
- Bạn không tin rằng mình có quyền lựa chọn hành động của mình và đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh về cuộc sống của mình.
- Bạn không muốn thoát ra khỏi vùng an toàn của mình và không cam kết chịu trách nhiệm 100% cho cuộc sống sau Coach cũng như sự thay đổi của mình.
- Bạn chờ đợi tôi đưa cho bạn một lời khuyên nào đó có thể thay đổi bạn một cách thần kỳ mà bạn không cần phải tốn công sức làm gì cả.
- Bạn nghĩ rằng cuộc đời này quá bất công và bạn được chia những quân bài quá xấu – hay nói cách khác, bạn nhìn bản thân mình như là nạn nhân của cuộc đời
- Bạn không tin vào sự kỳ diệu của phát triển bản thân và nghĩ rằng nó chỉ là thứ lừa gạt người khác.
- Bạn xem coach là thùng rác để than vãn và trút bầu tâm sự, nói xấu người khác. Bạn bỏ ngoài tai những câu khai vấn của coach và chỉ muốn kể lể.
Nguồn: Internet