fbpx

KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA MỘT NHÀ HUẤN LUYỆN DOANH NGHIỆP GIỎI

Các kỹ năng cơ bản mà một huấn luyện viên giỏi cần có:

1/ Lắng nghe

Trong huấn luyện, việc lắng nghe quan trọng hơn nói. Bằng cách lắng nghe, con người được giúp đỡ để vượt qua nỗi sợ hãi của chính họ một cách hoàn toàn khách quan bằng sự quan tâm và hỗ trợ trọn vẹn. Dựa vào trực giác và thông qua lắng nghe, huấn luyện viên đưa ra những câu hỏi cho phép khách hàng tự khám phá những điều đang xảy ra với bản thân họ.

2/ Kỹ năng giao tiếp

Huấn luyện là một quá trình hai chiều. Nếu lắng nghe là một kỹ năng rất quan trọng, thì khả năng giải thích và đưa phản hồi để xóa bỏ những rào cản, những định kiến, sự chủ quan và tiêu cực cũng có tầm quan trọng không kém. Khả năng giao tiếp tạo sự tin tưởng và sự hiểu biết đầy đủ từ hai phía. Những huấn luyện viên có thể giao tiếp tốt về mặt cảm xúc, ý nghĩa, cũng như nội dung có thể tạo ra một sự khác biệt lớn.

Giao tiếp tập trung vào sự việc, không tập trung những vấn đề cá nhân, không phán xét hoặc bị tác động là những yếu tố cần thiết, đặc biệt là khi đối diện với những lo lắng, hy vọng và những giấc mơ của một người nào đó. Một huấn luyện viên xuất sắc sẽ dùng cách giao tiếp để giúp khách hàng tìm ra câu trả lời của chính họ chứ không phải để đưa cho họ một câu trả lời.

3/ Xây dựng mối quan hệ

Khả năng xây dựng mối quan hệ với người khác là vô cùng quan trọng đối với một huấn luyện viên. Thông thường, khả năng này bắt nguồn từ mong muốn muốn giúp đỡ người khác, điều mà hầu hết các huấn luyện viên đều có được. Việc xây dựng các mối quan hệ có vẻ dễ dàng hơn trong huấn luyện so với những dịch vụ khác vì sự tập trung duy nhất của một huấn luyện viên là vào khách hàng của mình. Bằng cách này, quá trình xây dựng những mối quan hệ phát triển một cách rất tự nhiên và nhanh chóng.

4/ Tạo động lực và truyền cảm hứng

Huấn luyện viên tạo động lực và truyền cảm hứng cho mọi người. Khả năng để làm được điều này tiềm ẩn trong con người chúng ta. Nó bắt nguồn từ mong muốn giúp đỡ và hỗ trợ người khác. Những người mà luôn cảm thấy sẵn sàng để giúp đỡ người khác thường có khả năng tạo động lực và truyền cảm hứng một cách tự nhiên. Đồng thời, khi một người nhận được sự quan tâm và đầu tư cá nhân của huấn luyện viên cho chính niềm hạnh phúc và sự phát triển của họ, thì tự bản thân điều này đã là một động cơ thúc đẩy và truyền cảm hứng.

5/ Tính hiếu kỳ, linh hoạt và sự can đảm

Huấn luyện là một công việc không có khuôn mẫu cố định. Sự khác biệt trong nhu cầu của con người và hoàn cảnh của mỗi cá nhân khiến cho mối quan hệ trong huấn luyện không được áp dụng theo một công thức cụ thể nào. Một huấn luyện viên cần luôn nhớ rằng, mỗi con người đều khác nhau và có những nhu cầu cũng khác nhau. Mọi người dù khác biệt nhưng đều là con người – do đó, một huấn luyện viên cần dùng tình cảm và cảm xúc của một con người để giải quyết vấn đề.

Trong nghề huấn luyện, cảm xúc của khách hàng là yếu tố cần được nắm bắt ngay từ khi bắt đầu quá trình huấn luyện. Do đó, sự linh hoạt để tiếp cận sự khác biệt trong con người, cùng với sự hiếu kỳ và quan tâm tìm hiểu những vấn đề cơ bản trong cuộc sống của họ cũng là một nhân tố cần thiết trong huấn luyện. Tính hiếu kỳ của một huấn luyện viên cho phép hành trình tự khám phá của khách hàng được toàn diện và sâu sắc, ngay cả chính khách hàng và huấn luyện viên cũng thường rất ngạc nhiên trước sự trưởng thành vượt quá sức mong đợi của bản thân họ.

Nguồn Internet

Bài viết liên quan

CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI ACTIONCOACH

/-strong/-heart:>:o:-((:-h16:55