Có rất nhiều định nghĩa được đưa ra để giải thích cho khái niệm coach nghĩa là gì. Trong thể thao, coach có nghĩa là huấn luyện viên và là nghĩa được sử dụng phổ biến nhất. Nếu nói tới phương tiện đi lại thì thuật ngữ coach có nghĩa là xe ngựa 4 bánh hoặc xe buýt chạy đường dài.
Coach còn được biết đến với một nghĩa mới đó chính là khai vấn. Bởi coach là người giúp bạn vượt qua các chướng ngại vật của bản thân, dẫn dắt thông qua việc cộng tác thay vì chỉ đạo.
Triển vọng nghề Coach
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, cụm từ Coaching ngày càng trở nên một phổ biến.
Coaching nổi lên như một ngành dịch vụ với tổng thu nhập mỗi năm khoảng 17 tỷ đô và càng tăng mạnh mỗi năm.
Coaching hiện tại đang hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và nhu cầu ngày càng có xu hướng tăng cao. Và có thể chúng ta cũng bắt đầu quen dần với các cụm từ: marketing Coaching, Yoga Coaching, Fitness Coaching hay Life Coaching.
Các kỹ năng cần thiết để trở thành một Coach chuyên nghiệp
Nghề Coaching không yêu cầu bạn phải có bất kỳ một nền tảng giáo dục nào nhưng bạn cần phải có vốn kiến thức toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể tham gia vào các chương trình dạy khoa học, để được cấp chứng chỉ nghề nghiệp.Tự chung lại để trở thành một coaching chuyên nghiệp, có thể sống với nghề, sống bằng nghề thì bạn cần phải có các kỹ năng cần thiết sau:
Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu: Đây là kỹ năng quan trọng và cần thiết nhất. Coaching cần phải biết lắng nghe, thấu hiểu được những gì khách hàng cảm thấy và suy nghĩ. Sự quan tâm và tôn trọng những suy nghĩ của khách hàng chính là những yếu tố quan trọng để thiết lập nên kế hoạch và đạt được sự thành công.
Kỹ năng giao tiếp tốt: Để có thể tiếp cận với một cách khách hàng dễ dàng bạn cần phải có thêm kỹ năng giao tiếp tốt, biến bạn chủ động trong các cuộc giao tiếp, để khách hàng cởi mở chia sẻ, cung cấp các thông tin quan trọng. Về cơ bản,có thể nói Coaching chính là tất cả của giao tiếp.
Biết cách đặt câu hỏi chuẩn: Bạn nên đặt ra các câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề. Ưu tiên những câu hỏi mở để tạo điều kiện cho khách hàng bày tỏ quan điểm suy nghĩ, cảm xúc của họ thay vì các câu hỏi đóng chỉ YES/NO. Coaching sẽ giúp khách hàng tự tìm thấy câu trả lời của chính họ chứ không phải bạn đưa ra đáp án cho họ biết.
Kỹ năng trình bày các quan điểm khác nhau: Các huấn luyện viên Coaching cần giúp khách hàng khám phá ra nhiều quan điểm khác nhau để họ tự đưa ra quyết định và lựa chọn xem cái nào là phù hợp nhất với bản thân họ.
Đảm bảo tính bảo mật: Nếu muốn làm nghề nghiệp Coaching thì bạn cần phải tạo được lòng tin cần thiết của khách hàng; tuyệt đối không được tiết lộ những tâm tư, bí mật của họ. Đó là yếu tố quan trọng nhất để người khác có thể yên tâm chia sẻ tất cả mọi thứ với bạn.
Một số những điều cần lưu ý trong Coaching
Mọi sự vật sự việc trong cuộc sống đều tồn tại các mặt tích cực và tiêu cực và Coaching cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Mỗi một hình thức Coaching sẽ luôn đi kèm với các ưu nhược điểm. Để đạt hiệu quả cao trong quá trình huấn luyện ta cần phải lưu ý một số điểm sau đây:
Các mục tiêu đều có thể thay đổi dù có hay không có được sự chấp thuận của nhóm
Trong một số trường hợp cụ thể, việc huấn luyện toàn diện có thể dẫn tới một số vấn đề khác liên quan tới tinh thần cảm xúc.
Coaching có nhiều rủi ro, khiến cho coachee cảm thấy mất ý nghĩa đối với cuộc sống, các công việc hiện tại.
Để hạn chế tối đa những hạn chế trên xảy ra, thì cần phải giữ được mối liên lạc chặt chẽ với nhóm hoặc cá nhân khách của bạn. Là cấp quản lý, bạn cần phải xây dựng mối quan hệ thật chặt chẽ, ý nghĩa với những người được coach. Hãy thật nỗ lực, để truyền cảm hứng cho họ cũng như thông báo trước với họ những thay đổi đối với mục tiêu đề ra trước đó.