fbpx

TƯ VẤN DOANH NGHIỆP – 3 BÍ QUYẾT KHI MỚI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

TƯ VẤN DOANH NGHIỆP – 3 BÍ QUYẾT KHI MỚI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Các chuyên gia tư vấn doanh nghiệp luôn những người tìm hiểu và nắm bắt được thị trường. Do yếu tố đó nên họ biết một doanh nghiệp được thành lập không hề đơn giản, những chiến lược phải được đề ra rõ ràng và điều đó sẽ dễ dàng hơn nếu có nhà tư vấn doanh nghiệp phía sau hỗ trợ bạn.

Ngoài những ý tưởng sẵn thì các thủ tục pháp lý cũng là vấn đề khá là khó khăn, vì vậy Công ty Đào tạo doanh nghiệp ActionCOACH đã đưa ra những bí quyết để thành lập doanh nghiệp.

1. Tư  Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của bản thân:

Các chuyên gia tư vấn doanh nghiệp để đưa ra 5 loại hình phổ biến tại Việt Nam:

Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Từ 2 – 50 cá nhân/tổ chức góp vốn thành lập công ty. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.

Công ty TNHH một thành viên: Do 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức làm chủ. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.

Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình đối với nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Công ty cổ phần: Là loại hình có tối thiểu từ 3 cổ đông trở lên. Không giới hạn tối đa số lượng cổ đông. Chịu trách nhiệm hữu hanh trong phạm vi cổ phần sở hữu.

Công ty hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn).

 

Đây là 5 mô hình phổ biến nhất tại Việt Nam ở hiện tại. Tùy thuộc vào số lượng thành viên tham gia góp vốn ban đầu khi thành lập doanh nghiệp. Nhu cầu của doanh nghiệp mà bạn có thể đưa ra những quyết định để cơ cấu quản lý doanh nghiệp hợp lý nhất có thể. Đây là những bước đầu chuyên gia tư vấn doanh nghiệp cần bạn quyết định.

2. Đặt tên công ty, doanh nghiệp:

Đặt tên cho công ty hoặc doanh nghiệp phải nói cũng là một nghệ thuật. Các chuyên gia tư vấn doanh nghiệp muốn bạn phải xác định một cái tên cho công ty, doanh nghiệp của mình, nó không quá đại trà, dễ nhớ và đặc biệt là phải gây ấn tượng cho khách hàng, chính là người tạo ra loại nhuận cho doanh nghiệp.

Nếu Tên công ty được viết bằng tiếng Việt có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố đó là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Điều cũng rất quan trọng đó là tên công ty của bạn phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên công ty không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Còn nếu là tên nước ngoài thì bạn có thể giữa nguyên tên riêng hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Các nhà tư vấn doanh nghiệp luôn cân nhắc bạn thật kĩ khi ra quyết định đặt tên vì nó sẽ đi theo bạn trong suốt quá trình phát triển của công ty, doanh nghiệp.

3. Địa điểm đặt trụ sở công ty, doanh nghiệp:

Các chuyên gia tư vấn doanh nghiệp nhân định vị trí đặt trụ sở là vô cùng quan trọng, nó không chỉ góp phần thuận tiện cho việc đi lại, giao dịch mà còn tăng sự chú ý của người đi đường và tăng độ nhận biết thương hiệu.

Tất nhiên là phải có mặt tại lãnh thổ của Việt Nam và có địa chỉ xác định bằng số nhà, tên phố, phường, quận, thành phố hoặc tỉnh thành, số điện thoại, số fax và thư điện tử ( nếu có ). Các chuyên gia tư vấn doanh nghiệp đưa ra lời khuyên trong trường hợp nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

ActionCOACH  Việt Nam

Bài viết liên quan

CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI ACTIONCOACH

/-strong/-heart:>:o:-((:-h16:55