Mỗi doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì cần có những lợi thế riêng, những lợi thế này nên là những điểm mà doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.
Vậy làm sao để xác định hoặc xây dựng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) cho doanh nghiệp?
Cùng tìm hiểu chi tiết về lợi thế cạnh tranh (competitive advantage) và cách xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), startups trong bài viết sau.
Lợi thế cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp
Xác định được năng lực cốt lõi (core competency) của doanh nghiệp
Nhận diện đối thủ cạnh tranh thực sự trên thị trường và năng lực cốt lõi của họ
Xác định được nhóm khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ
Lợi ích doanh nghiệp cung cấp
Lợi ích thực sự mà sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp là gì?
Lợi ích này phải là thứ mà khách hàng của doanh nghiệp thực sự cần. Sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) cũng phải cung cấp giá trị thực. Doanh nghiệp phải biết rõ các tính năng, ưu điểm của sản phẩm và cách chúng mang lại lợi ích cho khách hàng mục tiêu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải cập nhật các xu hướng mới ảnh hưởng đến sản phẩm, nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả công nghệ mới.
Xác định rõ thị trường mục tiêu
Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Nhu cầu của họ là gì
Doanh nghiệp cần biết chính xác ai mua hàng và cách doanh nghiệp giải quyết vấn đề cho khách hàng.
Các dữ liệu, thông tin về nhu cầu của khách hàng nên dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường về khách hàng và đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Xác định đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp có xác định được đối thủ cạnh tranh trên thị trường? Đối thủ cạnh tranh ở đây không chỉ là các công ty hoặc sản phẩm tương tự như của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh cũng bao gồm bất kỳ sản phẩm khác đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Nguồn Internet