Xây dựng kế hoạch hiệu quả nhất trong doanh nghiệp

Một trong những khía cạnh thách thức nhất của việc điều hành là đảm bảo cho team của bạn đang thực hiện đúng theo kế hoạch một cách hiệu quả nhất. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn một số cách để bạn giải quyết thách thức đó.

1. Kế hoạch phải được xây dựng một cách rõ ràng

Điều này nghe có vẻ hơi cơ bản như một điểm bắt đầu, nhưng điều đáng chú ý ở dây là bảng kế hoạch đã chính xác được rõ ràng, ngắn gọn cho phép mọi bộ phận trong doanh nghiệp biết được mục tiêu và sự đóng góp của họ vào kết quả kinh doanh chung là gì hay chưa?

Cái mà bạn cần là một bảng kế hoạch dài một hoặc 2 trang để xác định kết quả, mục tiêu trong thời gian dài hạn, trong hạn và ngắn hạn (30-60-90 ngày). Hãy đơn giản hóa và tập trung vào 5-7 phần cơ bản của doanh nghiệp và cách bạn phát triển chúng.

2. Truyền đạt kế hoạch

Sau khi đã xây dựng ra được một kế hoạch hoàn chỉnh, bước quan trọng kế tiếp là truyền đạt đến cho mọi thành viên trong nội bộ. Rất nhiều công ty gặp khó khăn trong việc truyền đạt kế hoạch cho các phòng ban, thậm chí là còn không làm việc đó. Thông thường các kế hoạch được xây dựng ở cấp quản lý nhưng khi được hỏi, những người chịu trách nhiệm thực hiện công việc của doanh nghiệp lại không biết kế hoạch đó là gì.

Để thu hút được sự chú ý của mọi người tham gia vào công việc của doanh nghiệp một cách nghiêm túc và có tâm, điều thực sự quan trọng là phải giúp họ hiểu được định hướng và mục tiêu của doanh nghiệp. Hãy sử dụng những giá trị đó tạo thành văn hóa cho doanh nghiệp, không chỉ là truyền đạt mà còn thường xuyên truyền cảm hứng cho các thàn viên, thúc đẩy và chỉ ra được vai trò của họ trong việc đạt được những mục tiêu đó.

Từ đó sẽ càng thúc đẩy được các thành viên trong nhóm, thậm chí là đối với những thành viên có tâm, nhiệt tình nhất cũng sẽ đấu tranh để đạt được mục tiêu đó một cách tốt nhất. Đặt câu hỏi cho team của bạn, hỏi về mục đích của các nhiệm vụ họ làm hằng ngày là gì? Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi hình thành thói quen đó cho doanh nghiệp của mình.

3. Tạo nên sự liên kết, gắn bó giữa những người đồng đội

Hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslo mô tả động cơ và nhu cầu đối với con người theo mức độ quan trọng, nó cũng có thể áp dụng đối với công việc.

Xây dựng kế hoạch

Nhu cầu cơ bản nhất của mỗi con người (cấp độ đầu tiên của kim tự tháp)  là nơi ở, thức ăn, nước uống, giấc ngủ, v.v. Nếu thiếu bất kỳ yếu tố nào trong đó, (nghĩ dến thời điểm chiến tranh, đói kém) thì chúng là những thứ đầu tiên chúng ta tìm kiếm. Còn trong môi trường làm việc, điều này có nghĩa là chúng ta tập trung làm việc để có thể đem tiền, thức ăn về cho gia đình.

Tiếp theo là suy nghĩ về an toàn, an ninh, sức khỏe, v.v. Tại nơi làm việc, điều này được hiểu là đảm bảo công việc, triển vọng, tuổi thọ và mức an toàn của công việc.

Sau đó, chúng ta chuyển đến xây dựng cảm giác thân thuộc, kết nối, các mối quan hệ và mục đích trong cuộc sống. Trong môi trường làm việc, con người không chỉ tìm cách để nuôi sống gia đình mà còn để xây dựng được mối quan hệ với đồng nghiệp, với nhóm khách hàng, nhà cung cấp v,v. Chúng ta bắt đầu lựa chọn và chắc lọc những mối quan hệ phù hợp với giá trị và mục đích của mình.

Kế tiếp, chúng ta bắt đầu phấn đấu để có được chỗ đứng, sự tôn trọng dưới bất kì hình thức nào mà chúng ta mong muốn và cho là phù hợp. Điều này sẽ được thể hiện thông qua sự cố gắng phát triển năng lực bản thân, tôn trọng đồng nghiệp và mục đích.

Cuối cùng, sau khi đã khồn còn phải lo lắng về 4 cấp độ đầu tiên thì con người bắt đầu tìm kiếm mục đích cao hơn. Tìm cách để lại ấn tượng với thế giới và trở thành người giỏi nhất có thể. Đối với những người đã thành công và giàu có, họ vẫn có cách để sử dụng thời gian cho những công việc hàng ngày họ phải làm để có thêm càng nhiều thu nhập.

Xem thêm: bài viết liên quan 

Và tiếp theo là gì….

Để mà xây dựng kế hoạch và giao tiếp một cách tốt nhất, hãy tập trung thu hút sự chú ý của mọi người tham gia và gắn bó với doanh nghiệp. Điều quan trọng là bạn cung cấp cho nhóm của mình thông tin và cấu trúc mà họ cần, cũng như tạo ra môi trường làm việc tuyệt vời hoặc thách thức để cải thiện công việc hiệu quả. Đừng quên các quy trình và kỷ luật để làm cho tất cả hoạt động hiệu quả.

Nguồn ActionCOACH

 

Bài viết liên quan